[HỎI ĐÁP] AI SẼ LÀ NGƯỜI BỒI THƯỜNG CHI PHÍ THIỆT HẠI KHI SỰ CỐ TRÀN DẦU XẢY RA ?
Với những hậu quả to lớn mà sự cố tràn dầu gây ra thì việc xác định cá nhân hay tổ chức nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là vô cùng cần thiết. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường sự cố tràn dầu, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường khi có sự cố tràn dầu xảy ra?
Theo Điều 33 Quyết định số 12/2021/ QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ngày 24 tháng 3 năm 2021 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành, cụ thể như sau:
- Chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp thiệt hại do tràn dầu ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu cấp tỉnh, thành phần gồm đại diện một số cơ quan tham mưu giúp tỉnh trong ứng phó, giải quyết hậu quả và khắc phục môi trường.
- Trường hợp thiệt hại do tràn dầu trên diện rộng ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương liên quan giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
- Trường hợp sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
———
Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS), là thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, chuyên đào tạo tập huấn, huấn luyện kĩ năng ứng phó sự cố; trực ứng phó sự cố; xử lý sự cố môi trường; tư vấn kế hoạch, lập phương án, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trên phạm vi toàn quốc.